Văn bản mới

Liên kết website

Thống kê truy cập

HỒ SƠ THAM GIA Giải báo chí về xây dựng đảng (giải búa liềm vàng) của đảng bộ tỉnh Hà Giang năm 2023

05/09/2023 09:26 39 lượt xem

Tên tác phẩm: Đảng bộ nhân dân các dân tộc xã Phố Là quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM năm 2024.

HỒ SƠ THAM GIA Giải báo chí về xây dựng đảng (giải búa liềm vàng) của đảng bộ tỉnh Hà Giang năm 2023
nội dung tác phẩm

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỒ SƠ THAM GIA

Giải báo chí về xây dựng đảng (giải búa liềm vàng) của đảng bộ tỉnh Hà Giang năm 2023

1. VỀ TÁC GIẢ:

Họ và tên: Giàng Mí Phủng

Bút danh: không

Năm sinh: 15-11-1981

Chức danh: Phó Chủ tịch HĐND xã Phố Là.

Đơn vị công tác: Hội đồng nhân dân xã Phố Là - Đồng Văn - Hà Giang.

Số điện thoại: 0356248455; 0944431059.

Địa chỉ Email: giangminhphung1981@gmail.com

2. VỀ TÁC PHẨM

- Tên tác phẩm: Đảng bộ nhân dân các dân tộc xã Phố Là quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM năm 2024.

- Thể loại tác phẩm: Báo in

- Nội dung và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Thực tiễn công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Phố Là và một số giải pháp xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

                                                                                              

Tác Phẩm

Đảng bộ nhân dân các dân tộc xã Phố Là quyết tâm

xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024

Xây dựng nông thôn mới đã, đang là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội của xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Để xây dựng xây dựng xã Phố Là đạt chuẩn XDNTM năm 2024 cũng như góp phần vào việc thực hiện thành công Nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 04/6/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phố Là Lần thứ XXI (Nhiệm kỳ 2020 -2025) đề ra, thì vấn đề cơ bản nhất là phải phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; phát huy tính chủ động tích cực của nhân dân, tận dụng các nguồn lực để xây dựng NTM, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần tạo nên sức bật cho quê hương đất nước, mục đích là xây nông thôn mới xã Phố Là thành nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Ảnh: Trụ sở xã Phố Là

Text Box: Ảnh: Trụ sở xã Phố LàXã Phố Là thuộc Huyện Đồng Văn tại Tỉnh Hà Giang, là một xã biên giới vùng sâu, vùng xa của huyện Đồng Văn, cách trung tâm huyện 38km, phía Đông giáp thị trấn Phố Bảng, phía Tây và Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp xã Phố cáo của huyện Đồng Văn. Với  đường biên giới dài 9,412 km tiếp giáp nước bạn Trung Quốc, 13 cột mốc từ 378 - 390. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 1.391,12 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.231,25 ha, đất phi nông nghiệp 68,9 ha, đất chưa sử dụng 90,97 ha[1]. Xã có 7 thôn, trong đó: có 5 thôn biên giới, với tổng số hộ trên địa bàn xã 563 hộ = 2.952 khẩu, trong đó: Hộ nghèo 221 hộ = 981 khẩu, chiếm 39,25%; hộ cận nghèo 103 hộ = 739 khẩu, chiếm 18,29%; hộ không nghèo 239 hộ = 1.232 khẩu, chiếm

 

Ảnh: Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Text Box: Ảnh: Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã dự lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023.29,45%. Có 4 dân tộc chính gồm: Mông; Pu péo; Hán; Cờ lao… cùng chung sống trong đó: Dân tộc Mông chiếm 75,6%; Dân tộc Hán chiếm 17%; Dân tộc Pu Péo chiếm 6,4%; Dân tộc Cờ Lao chiếm 1,0%. Phần lớn nhân dân trên địa bàn xã làm nông nghiệp, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 21 triệu đồng/người/năm. Lương thực bình quân đầu người 385 kg/người/năm. Xã Phố Là bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM với điểm xuất phát thấp, mặc dù hằng năm đều được cấp trên quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tuy nhiên với khối lượng cơ sở hạ tầng cần nguồn đầu tư lớn, địa hình chia cắt, dân cư phân bố không tập trung, thu nhập của người dân còn thấp nên còn nhiều khó khăn.

 

Ảnh xã Phố Là

* Một số kết quả đạt được

Ảnh: Một góc nhìn xã Phố Là

Text Box: Ảnh: Một góc nhìn xã Phố LàNhững năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã quán triệt sâu sắc và thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang đến năm 2020; Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 29/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ III, khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: “Tập trung xây dựng Nông thôn mới phù hợp với điều kiện, nguồn lực của địa phương; xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ;…”; Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 04/6/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phố Là Lần thứ XXI (Nhiệm kỳ 2020 -2025) đã xác định: Tập trung các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025;… các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực

Ảnh: Nhà văn xã Phố Là

Text Box: Ảnh: Nhà văn xã Phố Làhiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh chương trình xây dựng Nông thôn mới.

 

Quyết định thành lập, kiện toàn BCĐ xây dựng Nông thôn mới, ban phát triển thôn, ban hành quyết định phân công thành viên BCĐ phụ trách các tiêu chí, chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện phong trào xây dựng Nông thôn mới ở 7/7 thôn. Xây dựng khung kế hoạch cụ thể thực hiện 12 tiêu chí xây dựng thôn Nông thôn mới ở các thôn. Ban hành các văn bản phát động toàn dân ra quân xây dựng Nông thôn mới theo các đợt cao điểm. Huy động tối đa mọi nguồn lực đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, các công trình tập thể. Ban chỉ đạo xã tổ chức giao ban đến đội ngũ bí thư chi bộ thôn trưởng hằng tháng, để đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch thời gian tới theo từng nội dung công việc của từng tiêu chí. Đánh giá những việc đã làm được, những tồn tại, khó khăn để có hướng chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả. Thành viên Ban chỉ đạo NTM xã, cán bộ phụ trách tiêu chí thường xuyên bám sát tại các thôn, hộ dân để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện từng nội dung cụ thể, chịu trách nhiệm kết quả về tiêu chí mình phụ trách. Đồng thời quan tâm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành lập HTX gắn với xây dựng NTM, giải quyết việc làm… để nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân trên cơ sở các chính sách theo Đề án số 05, NQ số 15 về trồng cây ăn quả tại xã Phố Là, NQ 05 về cải tạo vườn tạp, đặc biệt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, xã ban hành thêm các cơ chế chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các thôn xây dựng NTM.

Ảnh: Đoàn TN tham gia làm đường bê tông nhóm hộ XDNTM.

Text Box: Ảnh: Đoàn TN tham gia làm đường bê tông nhóm hộ XDNTM.Sau hơn 11 năm thực hiện chương trình, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, với cách làm sáng tạo và bước đi phù hợp, chương trình xây dựng Nông thôn mới của xã đã giành được nhiều kết quả quan trọng: Bộ mặt nông thôn xã ngày càng thay đổi rõ rệt; kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển khá toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường; đội ngũ cán bộ xã từng bước được trưởng thành, đúc rút được nhiều bài học quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới. Đến hết năm 2022 trên địa bàn xã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có 2/7 thôn được công nhận thôn nông thôn mới.

 

Ảnh: LĐ SKHCN HG tham HTX Chính Dương xã Phố Là

Text Box: Ảnh: LĐ SKHCN HG tham HTX Chính Dương xã Phố LàNăm 2021 Phố Là được cấp trên giao nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2022-2024, trên cơ sở đó các tiêu chí xây dựng NTM của xã đã được đầu tư xây dựng mang tính bền vững, để từng bước xây dựng xã Phố Là đạt chuẩn NTM và tạo tiền đề cho việc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao sau khi đạt chuẩn. Từ đó đến nay, cán bộ và nhân dân xã nhà luôn củng cố, giữ chuẩn, nâng chuẩn các tiêu chí, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mới, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

 

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau” gắn với việc phát huy nội lực của địa phương, nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân trong việc tự nguyện ủng hộ kinh phí, đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đường được nâng lên, qua đó đã đạt một số kết quả sau:

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa bàn xã phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống điện, đường giao thông, trường học, y tế ..., tạo ra diện mạo mới cho xã. Đã hoàn thành trên 07 km đường nhựa liên xã đạt 100%, 13,3 km đường bê tông liên thôn đạt 85,91%, 4,276 km đường bê tông ngõ xóm, nhóm hộ đạt 87,35%, 7/7 thôn đã có đường ô tô vào đến trung tâm thôn (thôn Pín Tủng vừa mở xong). 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Số ngày công huy động 12.450 ngày công , hiến 2.120 m2 đất, trồng mới 11 ha cây ăn quả tại 2 thôn Phố Là A, Sán Trồ. Làm mới đường điện thắp sáng 2,6km tại thôn Sán Trồ. Thực hiện vận động sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, chỉnh trang 187 chuồng trại chăn nuôi, xây mới 83 nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, toàn xã có 563 hộ có nhà vệ sinh riêng biệt; 328 hộ có nhà tắm; 306 hộ có bể chứa nước, bồn chứa nước; 405 hộ láng bó nền nhà; 450 hộ có chuồng trại hợp vệ sinh; 381 hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn cứng; 120 hộ đạt “5 không 3 sạch”. Có 2/3 trường đạt Trường chuẩn quốc gia  mức độ I, 01 trường chuẩn bị cho đạt chuẩn năm 2023. Duy trì tốt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã,

Bên cạnh đó, ngoài việc triển khai xây dựng một cách đồng đều ở tất cả các thôn, xã tập trung xây dựng các điểm nhấn, nổi bật để xứng đáng là xã Nông thôn mới. Trong đó, có sự nổi bật về cảnh quan môi trường sáng xanh sạch đẹp, hệ thống đèn đường năng lượng tại các thôn Phố Là B, Chúng Trải.

Ảnh: Mô hình cây dược liệu 7 lá, một hoa

Text Box: Ảnh: Mô hình cây dược liệu 7 lá, một hoa- Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của xã. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng, một số cây trồng, vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả cao như: mô hình nuôi bò vỗ béo, mô hình trồng cây thảo quả, mô hình trồng rau chuyên canh, mô hình trồng cây dược liệu, mô hình nấu rượu tam giác mạch... Đã thành lập được một Hợp tác xã nông lâm nghiệp dịch vụ tổng hợp Chính Dương hoạt động hiệu quả (bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, cung cấp lợn giống cho nhân dân trên địa bàn xã và thụ tinh nhân tạo lợn cho 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ). Thực hiện cải tạo 21 vườn tạp; Xây dựng đề án chăn nuôi lợn thịt tại các thôn Phố Là A, Phố Là B, Sán Trồ, Tả Lủng, Mao Só Tủng; Mô hình cây ăn quả tập trung được 10,8ha cây mận theo Nghị quyết 15 huyện ủy Đồng Văn, tại thôn Sán Trồ, Chúng Trải, Phố Là A, Phố Là B; mô hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa tại các thôn Phố Là A, B, Chúng Trải...

 

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng,  phổ cập giáo dục  của 3 cấp  tiếp tục được duy trì.  Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%.

- Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội ở thôn tiếp tục được giữ vững và ổn định.

- Phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng NTM.

* Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân

- Hạn chế, tồn tại:

Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp, nền kinh tế của xã sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân chí không đồng đều. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại không thuận lợi. Công tác quy hoạch xây dựng xã NTM thực hiện chậm. Một số nơi chất lượng quy hoạch còn hạn chế và chưa thực sự là căn cứ khoa học để xây dựng Đề án, Kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của xã.

Chất lượng một số tiêu chí NTM tại một số xã đạt chuẩn NTM còn hạn chế. Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh - sạch - đẹp. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi có xu hướng gia tăng nhiều hộ.

Việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn. Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn quá thấp so với yêu cầu; vốn huy động trong dân rất hạn chế do thu nhập của người nông dân còn thấp; vốn huy động từ các doanh nghiệp không nhiều.

Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp

- Thu nhập bình quân của xã đạt 21 triệu/người/năm mới đạt 50% theo yêu cầu tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo còn 39,25%, tỷ lệ hộ cận nghèo 18,29%; tiêu chí nông thôn mới chưa đạt còn 6 tiêu chí trong đó có những tiêu chí khó thực hiện, nhất là tiêu chí thu nhập để nâng cao đời sống nhân dân.

- Nguyên nhân

Xuất phát điểm về xây dựng nông thôn mới xã Phố Là còn thấp; Địa hình phức tạp, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt vào mùa đông; xa trung tâm hành chính huyện, ảnh hưởng đến giao thương hàng hóa. Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân chí không đồng điều, dân cư sống phân tán, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Một số thành viên Ban chỉ đạo xã, ban phát triển thôn chưa quyết liệt, chưa chủ động, lúng túng trong triển khai thực hiện; Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất chưa thật sâu sát; công tác quản lý, tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa chặt chẽ.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn chế, nhất là tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, tính tự lực, tự cường chưa phát huy đúng mức.

Một số nơi chưa làm hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng NTM, cũng như huy động các nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM. Việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

* Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện  xây dựng xã Phố Là đạt chuẩn XDNTM trong thời gian tới.

Nhiệm vụ: Tập trung các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm là phát huy các nguồn nội lực trong nhân dân... "theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Phố Là khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-205 đã đề ra" và Nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy xã về việc thực hiện hoàn thành xã Phố Là đạt chuẩn Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Phấn đấu xây dựng xã Phố Là đến hết năm 2024 hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Duy trì, phát huy và nâng cao chất lượng các tiêu chí của đã đạt của xã, thường xuyên cập nhật và thực hiện theo chuẩn mới, thiết thực, phù hợp, phục vụ sự phát triển; chú trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, nhất là xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến sản phẩm; tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, thực hiện nghiêm các nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân…

Tiếp tục đầu tư sửa chữa các tuyến đường GTNT trên địa bàn xã, tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm vào các ngày cuối tuần.

Tập trung hoàn thành 3 loại công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm:

- Hoàn thành bê tông hóa đường giao thông trục thôn, liên thôn; nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sinh hoạt; xây nhà văn hóa thôn, xây dựng các tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp; Nhà ở dân cư theo quy hoạch XDNTM nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế và diện mạo khu vực nông thôn.

- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho nông dân. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, như hợp tác xã Nông lập nghiệp dịch vụ tổng hợp Chính Dương.

- Bảo vệ môi trường nông thôn: Tập trung giải quyết vấn đề thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, xử lý môi trường trong sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, nước thải chăn nuôi, ...) và xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

- Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực đối với người dân, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội : Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư  đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.

- Nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường năng lực đánh giá, giám sát thực hiện Chương trình NTM:

Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, cách làm NTM.

Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện cho cán bộ chuyên trách NTM xã.

Thực hiện giám sát và đánh giá Chương trình dựa trên kết quả nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Chương trình.

* Giải pháp thực hiện:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM. Phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM cho cả hệ thống chính trị và mọi người dân nắm vững, hiểu sâu sát ý nghĩa về xây dựng nông thôn mới để chủ động và tự giác tham gia xây dựng NTM.

Hàng năm củng cố kiện toàn bộ máy thực hiện Chương trình NTM và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để tổ chức thực hiện Chương trình NTM.

Tập trung huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM: Để đạt mục tiêu xây dựng NTM năm 2024, Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án để thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn (Năm 2023 hoàn thành thêm 02: tiêu chí số 5 trường học, 3/3 trường đạt chuẩn mức độ I; Tiêu chí số 6 cơ sở vật chất văn hóa; hoàn thành 4/7 thôn đạt thôn NTM. Năm 2024 hoàn thành các tiêu chí còn lại (tiêu chí số 9 nhà ở dân cư, 10 thu nhập,11 nghèo đa chiều, 17 môi trường và an toàn thực phẩm; thực hiện đạt 7/7 thôn đạt NTM).

Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công giao nhiệm vụ cho các đồng chí thành viên BCĐ, tổ công tác, các đồng chí phụ trách tiêu chí, gắn trách nhiệm cá nhân vào kết quả từng nhiệm vụ.

Ban phát triển các thôn xây dựng khung kế hoạch thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể sát với tình hình thực tế của từng thôn, xác định rõ khối lượng công việc, chia lộ trình, thời gian thực hiện cũng như phân công người phụ trách.

Thành viên BCĐ, tổ công tác thường xuyên bám sát thôn hỗ trợ, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tuyên truyền người dân thực hiện.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tuyên truyền để tất cả mọi người dân xác định việc xây dựng NTM là trách nhiệm của nhân dân, nhân dân phải là chủ thể và tham gia một cách tích cực, tự giác có như vậy mới hiệu quả và bền vững.

Khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, bất kỳ việc gì củng quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân và được thực hiện theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách cho XDNTM, huy động mọi nguồn lực để xây  dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần tạo nên sức bật cho quê hương đất nước, tạo được sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Mục đích là xây dựng NTM xã Phố Là thành nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

 

[1] Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 29/6/2018 của HĐND huyện Đồng Văn về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Giàng Mí Phủng

Tin khác